Văn hóa doanh nghiệp

Bài 2. Quy tắc ứng xử chung trong nội bộ

Văn hóa ứng xử là một phần của văn hóa doanh nghiệp. Xây dựng, củng cố các mối quan hệ trong doanh nghiệp, chính là cách xây dựng, phát triển văn hóa doanh nghiệp.

Văn hóa ứng xử trong nội bộ doanh nghiệp là các mối quan hệ ứng xử giữa cấp trên, cấp dưới; giữa các đồng nghiệp với nhau; giữa con người với công việc; được xây dựng trên những văn hoá nội bộ doanh nghiệp

Mỗi doanh nghiệp có một cách văn hóa ứng xử riêng, mang đặc điểm riêng, phù hợp với văn hóa ứng xử của cộng đồng. Sự phát triển của doanh nghiệp phải gắn liền với việc xây dựng, củng cố các mối quan hệ trong nội bộ doanh nghiệp. Chỉ khi đó doanh nghiệp mới có thể phát triển bền vững.

Văn hóa ứng xử trong doanh nghiệp là một trong những nhân tố góp phần xây dựng hình ảnh doanh nghiệp, xây dựng văn hóa doanh nghiệp với bản sắc riêng.

Cách ứng xử giữa cấp trên với cấp dưới, giữa các đồng nghiệp với nhau có ảnh hưởng lớn tới hiệu quả công việc, tới sự thành công của doanh nghiệp. Cách cư xử trong doanh nghiệp được mọi người trong doanh nghiệp hưởng ứng, sẽ thúc đẩy tinh thần làm việc, phát huy tính dân chủ, phát triển khả năng cá nhân của mọi thành viên. Cả doanh nghiệp sẽ gắn kết với nhau trên tinh thần hợp tác, phát triển, cùng đóng góp cho mục tiêu chung. Sự gắn kết đó tạo nên sức mạnh đưa doanh nghiệp tiến lên phía trước.

BỘ QUI TẮC ỨNG XỬ VĂN HÓA EVN

Điều 11. Thực hiện đúng các quy tắc ứng xử chung trong nội bộ

1. Giao tiếp văn minh, lịch thiệp

a) Luôn thể hiện sự tôn trọng, lịch thiệp và đúng mực trong giao tiếp với mọi người.

b) Thực hiện lễ nghi chào hỏi theo nguyên tắc: người ít tuổi chào người lớn tuổi trước, cấp dưới chào cấp trên trước. Khi không biết rõ thông tin về người đang tương tác thì thực hiện nguyên tắc: ai nhìn thấy trước thì chào trước, người được chào đáp lại thân thiện, lịch sự.

c) Khi giao tiếp trực tiếp cần thực hiện nghi thức bắt tay văn minh, lịch sự phù hợp với từng hoàn cảnh.

2. Ứng xử chuyên nghiệp

a) Luôn ứng xử với tinh thần bình đẳng, tôn trọng lẫn nhau.

b) Không bình phẩm, chê bai đồng nghiệp với người thứ ba khi không có mặt người đó.

c) Không phân biệt đối xử với người lao động về dân tộc, giới tính, trình độ, xuất thân, tôn giáo,…

d) Luôn đúng giờ và biết quý trọng thời gian.

3. Biết nói lời cảm ơn và xin lỗi

a) Sẵn sàng bày tỏ thái độ biết ơn, cảm kích trước lời nói, hành động hay sự giúp đỡ của người khác.

b) Chủ động xin lỗi trước những sơ suất, sai lầm mà bản thân đã gây ra cho tổ chức và người khác.

Tác giả: ; xuất bản: 23/02/2023 07:59
Họ tên của bạn
Địa chỉ Email  
Tiêu đề
Nội dung
Mã xác nhận
Gửi nhận xét
  • Tổ Xung kích số 2 tham gia hỗ trợ thi công ĐZ 500kV mạch 3

  • Đội xung kích PC Hải Dương hỗ trợ Vị trí 66 tại huyện Nghĩa Hưng, Nam Định

  • Đoàn TNCS Hồ Chí Minh PC Hải Dương với phong trào tình nguyện

  • 54 năm thành lập Công ty TNHH MTV Điện lực Hải Dương

  • Họp trực tuyến về tình hình cung cấp điện EVNNPC

  • Hội nghị Tổng kết công tác SXKD năm 2022 và mục tiêu kễ hoạch, nhiệm vụ năm 2023

  • Hội nghị Tổng kết công tác QLKT-AT-VSLĐ năm 2022 và mục tiêu năm 2023

  • PC Hải Dương áp dụng công nghệ số vào quản lý vận hành lưới điện tại TT điều khiển xa Hải Dương

  • PC Hải Dương đẩy nhanh tiến độ các dự án trọng điểm trên địa bàn tỉnh

  • Hội nghị Tổng kết công tác QLKT-AT-VSLĐ năm 2021 và mục tiêu năm 2022

  • HỘI THAO CÔNG NHÂN VIÊN CHỨC LAO ĐỘNG TỔNG CÔNG TY ĐIỆN LỰC MIỀN BẮC NĂM 2022

  • Đảm bảo cấp điện SeaGame 31